Tấn phong Phó tế tại DCCT Sài Gòn: Bài chia sẻ của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh
28/08/10 7:39 PM .Ngày 28/8/2010, Thánh lễ phong chức Phó tế cho 6 tân phó tế tại Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng do Đức Cha Micae tấn phong.
Cũng gần đây, khi phong chức linh mục tại đây, có hai vị không được nhà nước đồng ý, vì vậy có Đức cha đã ngại ngần không dám nhận phong chức dù đã nhận lời. Đức cha Micae đã phong chức cho các linh mục này. Sau đó, một số cuộc gặp gỡ của cán bộ với ngài và ngài đã có ý kiến.
Mời quý vị đọc và nghe bài chia sẻ của ĐC Micae trong lễ Tấn phong phó tế ngày 28/8/2010:
Cách đây hai tháng tôi phong chức cho 9 anh em linh mục ở đây, trong đó có hai anh em không được sự chấp thuận của ‘xã hội’. Sau đó chúng tôi có dịp gặp gỡ những vị liên hệ, hôm nay tôi cũng chia sẻ với cộng đoàn một chút không ngoài mục đích để mỗi người chúng ta ý thức rằng chúng ta có ơn gọi, có sứ mạng loan báo Tin Mừng. Khi tôi trình bày ở đây tôi trình bày với tư cách là một người công dân hết lòng với quê hương đất nước này và trong mỗi trường hợp tôi làm thì tôi đặt quyền lợi của quê hương đất nước trên tất cả. Nhưng mà tôi cũng xác tín rằng quyền lợi của quê hương đất nước cũng là quyền lợi của Giáo hội, cũng là quyền lợi của mỗi người chúng ta.
Vì thế trước và sau khi truyền chức tôi có dịp gặp gỡ và trình bày với các vị liên hệ rằng bí tích là của Hội Thánh và truyền chức Thánh cho các tiến chức bên Giáo hội Công giáo làm rất thận trọng. Sau nhiều ngày đào tạo, tìm hiểu, điều tra, tham khảo ý kiến cũng như lời cầu nguyện của không riêng một người mà của cả Hội Thánh. Vì thế khi tôi nói chuyện với cá vị liên hệ tôi cũng nói đây là điều mà cần phải tôn trọng lẫn nhau. Trong các tổ chức, có những phạm vi, lãnh vực mà chúng ta phải tôn trọng không có có giơ tay dài quá đụng đến nhau. Chúng ta cần phải nói để cho mọi người hiểu và giúp cho nhau mỗi ngày hiểu nhau hơn. Nhất là trong hoàn cảnh đặc biệt rất tế nhị, nhảy cảm của Việt Nam chúng ta. Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần phải nói lên để giúp nhau ngày càng hiểu nhau và biết tôn trọng lẫn nhau có như thế thì mới có thể gọi là yêu nước, yêu đồng bào, xây dựng cách thiết thực.
Cụ thể mỗi khi gặp khó khăn tôi nhớ lại câu chuyện cổ tích mà tôi có nhiều dịp nói lên với quý vị ở trung ương cũng như địa phương trên văn bản cũng như là qua cuộc nói chuyện và qua giảng dạy. Hôm nay tôi xin chia sẻ với cộng đoàn, tôi nghĩ rằng đây là một cách để chúng ta cùng nhau suy nghĩ để làm sao để cho mọi người khi tiếp cận với chúng ta ngày càng sát gần nhau hơn để cùng xây dựng dất nước Việt Nam thân yêu chúng ta. Tôi nhớ câu chuyện cổ tích thế này: Một hôm môn đệ hỏi thầy: thưa thầy, hạnh phúc là gì? Tự do là gì? Ông thầy không trả lời. Mấy ngày sau nhà hiền sĩ gọi người đệ tử đi chơi, đến nhại mồ hôi rồi nhảy xuống khúc sông tắm. Khi đang tắm vui vẻ mát mẻ, nói chuyện trời đất mông lung. Thì ông thầy bất thình lình túm tóc của người học trò dí xuống, nó ngộp thở nó ngoi lên. Dí xuống lần thứ hai, nó ngộp thở nó ngoi lên. Ông thầy dí lần thứ ba nó gần chết, nó đạp ổng một cái. Ông thầy buông nó ra, nó ngoi lên, ông thầy hỏi: Con đã hiểu hạnh phúc là gì chưa? Tự do là gì chưa?
Và tôi nói, người có niềm tin tôn giáo cũng như anh đệ tử kia vậy. Người có niềm tin tôn giáo cũng tha thiết được sống với niềm tin của mình. Hệ ai mà ép buộc thì chịu không nổi. Ép lần thứ nhất ráng chịu. Ép lần thứ hai cũng ráng mà chịu. Ép lần thứ ba thì chúng tôi cũng phải đạp (tràng pháo tay dài). Mà khi đạp như thế thì xin đừng ai hiểu là chúng tôi phản động hay là âm mưu lật đổ chính quyền hay diễn tiến này nọ […] Không có đâu, chỉ có muốn thở (…) thôi (tràng pháo tay dài)…
Nhiều khi chúng ta không gặp gỡ nhau hay là nói xa nói gần dễ bị hiểu lầm nhau. Và khi gặp gỡ thì cứ nói thật, nói thẳng với nhau đi, nói một cách chân tình và bác ái. […] đây là một cách mình xây dựng quê hương đất nước một cách hữu hiệu, cụ thể nhất. Hôm nay tôi tới Hội dòng, tôi tới với tư cách là một người yêu đồng bào, yêu nước, yêu quê hương. Và tôi cũng cố gắng làm tất cả những gì để giúp cho mỗi người chúng ta hiểu nhau, gần gũi nhau để cùng xây dựng quê hương đất nước này. Chính vì thế, một lần nữa tôi xin cám ơn cha Giám Tỉnh, cám ơn anh chị em. Tôi tỏ bày một chút tâm với anh chị em hy vọng rằng với ơn Chúa Thánh Thần giúp đỡ, mỗi người chúng ta có thể chu toàn sứ mạng của mình một cách tốt đẹp nhất đó cũng là một cách phục vụ quê hương tốt đẹp nhất. Cám ơn anh chị em.
Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét