Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009

Nói chuyện với con

Trẻ con không nên im lặng. Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc đại học Emory Center for Myth and Ritual in American Life ở Atlanta, khi họ nghiên cứu hệ quả của các cuộc trò chuyện trong gia đình.
Họ khám phá bậc phụ huynh nào khuyến khích con cái bày tỏ mọi thứ tình cảm, từ tức giận đến các nỗi buồn, thì có khả năng dạy được những đứa con dễ thích ứng hơn đối với các tình huống bất ngờ sau này trong cuộc đời.
Sau đây là những lời khuyên của các chuyên gia dành cho các bậc phụ huynh có thiện ý này:

1/Nên khởi đầu sớm bằng cách lắng nghe tiếng nói trẻ thơ khi nó còn nhỏ. Nếu con của bạn nhận thấy khi nó nói chuyện, bạn sẵn lòng “bỏ hết mọi chuyện trên đời để lắng nghe nó” thì nó sẽ có thói quen bộc bạch dễ dàng.

2/Cần phải luôn sẵn sàng nghe con nói, cho dù lúc đó thật là bất tiện cho bạn. Thường trẻ con liến thoắng muốn mói cái gì đó khi bạn đi làm về, có khi bạn hết sức mệt mỏi, nhưng bạn phải nén lòng để nói chuyện với con.

3/ Đừng kết án hay kết luận và đánh giá này nọ. Một đứa trẻ sẽ vụt trở nên muốn bảo vệ nó (defensive) nếu nó cảm thấy cha mẹ đang đánh giá hay kết luận về nó và “khi đó mọi giao thông sẽ bị tắt nghẽn ngay”.

4/Đừng tìm cách ngắt ngang khi nó đang trào lòng. Bạn cần phải để nó nói đủ thứ, cho dù ngay chính lúc đó bạn không muốn nghe nó nói vì tâm trí đang tập trung vào chuyện khác.

5/Nếu bạn hỏi một câu hỏi, nên bắt đầu câu hỏi bẳng các từ như “bằng cách nào” (how) hoặc “hãy nói với mẹ” (tell me). Chi tiết này sẽ khiến đứa bé nói chính xác hơn và khiến cha mẹ để ý tới câu chuyện của nó hơn.

6/Đừng bao giờ tỏ ra bị xúc động thái quá, luôn cố gắng trầm tĩnh. Nếu bạn cần phải nó chuyện gì có vẻ nghiêm trọng với con, nên suy nghĩ đến điều dó trứơc khi nói, trẻ con dễ bị ảnh hưởng bởi tháí độ của cha mẹ.
7/Nếu con bạn kể ra chuyện gì hết sức “shocking”, đừng biểu lộ cảm xúc ra mặt. Vì nếu con bạn thấy bạn đang bị “shocked”, có thể nó sẽ ngưng lại không nói tiếp.

8/Cần khuyến khích con làm chung với nhau việc gì, như đi bộ, chạy hay đi đến phòng tập thể dục chung với nhau. Nên đi đến các bảo tàng viện hay các trung tâm văn hóa. Nếu con cái thích, chúng sẽ nói chuyện với bạn nhiều hơn.

9/Thỉnh thoảng nên mời con đi ăn ở một nhà hàng lạ và nên gợi ý con gọi một món mới. Các kinh nghiệm này sẽ giúp con rất vui và “liến thoắng”. Lúc đó bạn sẽ thấy bạn có thể nói chuyện về bất cứ đề tài nào với con cái.
10/Nên dùng cơm tối gia đình chung với nhau. Các khảo sát cho thấy trẻ thành niên nào hay ăn cơm tối chung với gia đình từ 2 lần đến 5 lần mỗi tuần sẽ ít hút xách, nhậu nhẹt hay dính vào ma túy hơn so với trẻ ăn tối một mình. Chúng học giỏi hơn và ít có vấn nạn về tâm lý sau này hơn.
Nguồn: calitoday

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét